dieu-kien-du-hoc-duc-ban-nen-biet
Điều Kiện Du Học Đức Bạn Nên Biết
28 Tháng Chín, 2018
du-hoc-duc-nen-chon-nganh-gi
Du Học Đức Nên Chọn Ngành Gì ?
30 Tháng Chín, 2018

5 Điểm Ngữ Pháp Cơ Bản Khi Học Tiếng Đức

5-diem-ngu-phap-co-ban-khi-hoc-tieng-duc

Để nói, viết tiếng Đức tốt ngoài việc bạn phải trang bị cho mình vốn từ vựng tốt thì ngữ pháp đóng vai trò cũng khá là quan trọng. Dưới đây là 5 điểm ngữ pháp cơ bản khi học tiếng đức bạn cần nắm để việt học tiếng Đức dễ dàng hơn, hãy cùng TuVanDuHocDuc.Org xem nhé.

Xem thêm: Học tiếng đức cơ bản

1.Danh từ trong tiếng Đức có giống

Điều khác biệt lớn nhất giữa tiếng Anh (ngôn ngữ được học nhiều tại Việt Nam) và tiếng Đức chính là GIỐNG của DANH TỪ. Trong tiếng ĐỨC, danh từ có 3 giống: đực– cái – trung. Vì vậy, các quán từ (mạo từ) xác định và không xác định phụ thuộc vào GIỐNG của danh từ.

Các CÁCH chia (cách 1 – 2 – 3 – 4)  cũng ảnh hưởng đến danh từ khi chúng là chủ ngữ, bổ ngữ trong câu. Phụ thuộc vào GIỐNG của danh từ mà chúng ta phải thay đổi quán từ (mạo từ) xác định và không xác định.

Ví dụ:

-Der Hund ist braun(Con chó màu nâu)
Danh từ “Con chó” tr ong tiếng Đức có GIỐNG ĐỰC và làm chủ ngữ trong câu này  nên được chia ở cách 1 (Nominativ) => vì vậy sử dụng quán từ DER

-Ich sehe den Hund(Tôi nhìn con chó.)
Trong trường hợp này, “Con chó” là bổ ngữ (tân ngữ) trong câu => điều này có nghĩa phải sử dụng cách 4 (Akkusativ) => vì vậy Der => DEN

-Ich kaufe dem Hund das Essen. (Tôi mua đồ ăn cho chó.)
Ở đây, danh từ “Con chó” được chia ở cách 3 (Dativ) do nó là bổ ngữ gián tiếp. Vì vậy, Der => DEM

-Ich kaufe das Essen des Hunds. (Tôi mua đồ ăn của chó – đồ ăn dành cho chó)
Cách 2 (Genitiv) được sử dụng để biểu thị sự sở hữu. Chúng ta sử dụng quán từ ở Cách 2 và Giống Đực –DES . Thêm vào đó, danh từ (khi được sử dụng ở cách 2) đứng đằng sau DES thường được thêm đuôi –shoặc -es . Đó là lý do vì sao Hund => Hunds.

-Den Mann beißt der Hund. (Con chó cắn người đàn ông)

Nếu chỉ liếc qua thì rất có khả năng bạn nghĩ rằng câu trên có nghĩa là “Người đàn ông cắn con chó” :))  Tuy nhiên, chúng ta nên biết ràng đây là cấu trúc câu của tiếng ĐỨC cho phép để bổ ngữ (tân ngữ) lên đầu câu. Vậy chúng ta phải phân biệt như thế nào? Làm thế nào để biết đâu là chủ ngữ, đâu là bổ ngữ?

Dựa vào QUÁN TỪ. Danh từ giống đực mà có quán từ DEN => được sử dụng ở cách 4 (Akkusativ) => đây là bổ ngữ (tân ngữ)

2.Tính từ được chia đuôi theo GIỐNG của danh từ và CÁCH

GIỐNG và CÁCH không chỉ ảnh hưởng đến QUÁN TỪ mà còn ảnh hưởng đến TÍNH TỪ.

Ví dụ:

-Der schwarze Hund hat Hunger. (Con chó đen thì đói)
Danh từ “Con chó” có giống Đực và được chia ở cách 1 (chủ ngữ) vì vậy, tính từ schwarz (đen) được thêm đuôi –e khi đứng đằng sau quán từ xác định.

-Ich habe einen schwarzen Hund gefunden. (Tôi đã tìm thấy 1 con chó đen.)
Trong câu trên, con chó là bổ ngữ – có nghĩa nó phải được chia ở cách 4 (Akkusativ) và đứng sau quán từ  không xác định => vì vậy, chúng ta thêm đuôi –en cho tính từ

-Das Essen des gelben Hunds ist hier. (Thức ăn của con chó vàng ở đây)
Tính từ đứng trước danh từ giống đực được chia ở cách 2 thì phải thêm đuôi –en

-Ich gebe dem alten Hund das Essen. (Tôi đưa cho con chó già thức ăn.)
“Con chó” là tân ngữ xác định trong câu này => nó được chia ở cách 3 và vì vậy, tính từ alt (già) phải thêm đuôi -en.

-Heißer Tee schmeckt gut(Trà nóng thì ngon.)
Nếu không có quán từ đằng trước danh từ thì vẫn phải thêm đuôi cho tính từ. Trong câu này, Tee (trà) là danh từ giống Đực và là chủ ngữ => tính từ  heiß (nóng) phải thêm đuôi  -er.

3.ĐỘNG TỪ (thường) đứng ở vị trí số 2 trong câu

Có thể nói ĐỘNG TỪ trong tiếng Đức khá là bướng bỉnh :)) chúng quanh quẩn ở vị trí  số 2 trong câu. Tuy nhiên, đây là tiếng Đức và đương nhiên là có ngoại lệ. Cùng xem các ví dụ để hiểu rõ hơn nào.

-Ich sehe den Hund. (Tôi nhìn con chó.)
Đây là câu cơ bản về vị trí của ĐỘNG TỪ: sehen (nhìn) đứng ở vị trí số 2 , sau chủ ngữ „ich“

-Ich sehe den Hund und ich gebe ihm das Essen. (Tôi nhìn con chó và đưa nó thức ăn.)
Ở đây chúng ta có 2 câu được nối với nhau bằng liên từ und (và). Nhưng điều đó không làm thay đổi trật tự trong câu, ở cả 2 câu, động từ đều đứng ở vị trí số 2, sau chủ ngữ.

-Ich gebe dem Hund das Essen, weil er Hunger hat. (Tôi đưa con chó thức ăn vì nó đói.)
Câu này cũng được hình thành bởi 2 câu đơn như trong câu trước. Tuy nhiên, ở câu thứ hai thì động từ lại được đặt ở cuối câu.  Lý do cho sự thay đổi này chính là do cấu trúc câu phụ khi sử dụng liên từ weil (vì):Trong câu sử dụng liên từ weil, động từ luôn để ở cuối câu.

-Weil ich ein Haustier wollte, kaufte ich einen Hund. (Vì tôi muốn có một vật nuôi trong nhà, tôi đã mua 1 con chó.)
Ở trong câu này, nguyên tắc vàng “ĐỘNG TỪ  ở vị trí số 2” hoàn toàn biến mất. Câu được bắt đầu bằng câu phụ  sử dụng liên từ weil (như giải thích bên trên) và động từ được đặt ở cuối câu

Tiếp đó, chúng ta biết đến 1 nguyên tắc mới: „ĐỘNG TỪ, ĐỘNG TỪ” . Sau một động từ và 1 dấu phẩy, chúng ta để động từ cho câu sau ngay

I-ch habe einen Hund gekauft. (tôi đã mua 1 con chó.)
Ở thì quá khứ Perfekt, cần phải sử dụng cấu trúc haben/sein + Partizip II .
Haben/ Sein được chia theo chủ ngữ và đứng ở vị trí số 2 trong câu nhưng Partizip II (quá khứ phân từ II) lại được đặt ở cuối câu.

4. Số nhiều của danh từ biến hóa khôn lường

Trong tiếng anh, mọi danh từ khi chuyển sang số nhiều thì thêm –s hoặc –es. Trong tiếng Việt thì bạn chỉ cần thêm “những”, “các”ở phía trước danh từ. Còn trong tiếng ĐỨC thì có rất nhiều dạng của số nhiều danh từ.

5 ví dụ đơn giản về các dạng số nhiều thường gặp nhất trong tiếng :

-der Hund (chó) → die Hunde (những con chó)

-die Banane (chuối) → die Bananen (những trái chuối)
(Nếu 1 danh từ có kết thúc là –e thì dạng số nhiều thường chỉ thêm –n )

das Auto (ô tô) → die Autos (những chiếc ô tô)
Một vài danh từ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài thì dạng số nhiều của chúng là thêm –s

-der Mann (người đàn ông) → die Männer (những người đàn ông)
Một số danh từ khi chuyển sang số nhiều thì không chỉ thêm đuôi mà còn thêm dấu Umlaut

-der Vater (người cha) → die Väter (những người cha)
Nhiều danh từ trong tiếng Đức kết thúc bằng -el hay -er thì dạng số nhiều của chúng thường là thêm Umlaut.

5.Ngôi thứ 2 không đơn giản, lịch sử và thân mật:

Có 2 dạng thức khác biệt của “bạn” – ngôi thứ 2 số ít trong tiếng Đức. Nếu bạn đang nối chuyện với gia đình, họ hàng, bạn bè hay là với trẻ nhỏ thì bạn sử dụng ngôi “du”. Còn nếu bạn đang nói hoặc viết với người lạ hay đang giao tiếp trong môi trường công sở thì bạn phải sử dụng ngôi “Sie”.

-Ich liebe dich. (I love you.)
Dich là đại từ nhân xưng của du tại cách 4.

-Haben Sie schon gegessen? (Ngài đã dùng bữa chưa?)
Ghi nhớ: khi Sie viết hoa chữ S thì nó có nghĩa là “ngài, ông, bà”

-Wie geht es Ihnen? (How are you?)
Ở cách 3, đại từ nhân xưng Sie => Ihnen

*Có thể ban đầu sẽ khó khăn cho bạn để có thể quen với ngữ pháp của tiếng Đức. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chăm chỉ. Cố lên nha các bạn. “vạn sự khởi đầu nan”

Tags: 5 diem ngu phap co ban khi hoc tieng duc, hoc tieng duc co ban, hoc tieng duc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *