TuVanDuHocDuc.Org chia sẻ đến bạn 3 cách nhớ trật tự từ trong tiếng đức giúp bạn học tiếng đức hiệu quả nhất.
Một trong những trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua trong học tiếng Đức đó chính là TRẬT TỰ TỪ. Vậy làm sao để có thể nhớ được trật tự của chúng đây? Hallo sẽ trả lời câu hỏi này cho các bạn
1. Liên từ làm thay đổi/ không thay đổi trật từ tự trong tiếng Đức
Trong tiếng Đức có các loại LIÊN TỪ khác nhau.
Đối với một câu “bình thường”, ví dụ như:
Ich werfe den Ball
=> Cấu trúc câu ở đây là: S – V – O (chủ ngữ – động từ – tân ngữ)
Nhóm thứ 1: không ảnh hưởng đến trật tự từ:
ABER / DENN / UND / SONDERN / ODER + S – V – O
(nhưng – vì – và – mà là – hoặc )
Ví dụ:
Ich renne vorwärts und ich werfe den Ball.
Ich kann den Ball nicht gut treten, aber ich werfe den Ball ziemlich gut.
Entweder sagst du mir die Wahrheit, oder ich werfe dir den Ball ins Gesicht!
Ich bin stark, denn ich werfe jeden Tag im Basketball-Training den Ball.
Nhóm thứ 2:LIÊN TỪ mở đầu một câu phụ và động từ bắt buộc phải chuyển xuống cuối câu. Một số liên từ phổ biến trong nhóm này đó là: während, bis, als, wenn, da, weil, ob,obwohl, dass.
Ví dụ:
Ich kann ihn nicht leiden, weil er so ein egoistischer Idiot ist.
Ich habe auch schon immer gedacht, dass er ein egoistischer Idiot ist.
Obwohl er ein egoistischer Idiot ist, sollten wir nett zu ihm sein.
2. KHI NÀO ĐỘNG TỪ ĐỨNG Ở CUỐI CÂU?
Trong tiếng ĐỨC, ở nhiều tình huống bạn sẽ thấy (phải đặt) động từ ở cuối câu. Đây chính là một trong những lý do khiến tiếng Đức trở nên lạ lùng và khó để học.
*Modal Verben (động từ khuyết thiếu)
Động từ trong tiếng ĐỨC thường có kết thúc là „-en“ hoặc „-n“ như sammeln, segeln
Các Modal verben các bạn sẽ gặp thường xuyên:
müssen, können, sollen, wollen, mögen, dürfen, möchten
Khi bạn đã sử dụng Modal Verben thì động từ thứ 2 (mang nghĩa) sẽ để ở cuối câu và ở dạng nguyên thể (Infinitiv). Có thể nó khiến bạn thấy là lạ và không quen nhưng hãy thử tưởng tượng là bạn cầm nó lên và đặt ở cuối câu – vị trí đúng.
Müssen wir ihm mit seinem blöden Umzug nochmal helfen?
=>> Chứ không phải: Müssen wir helfen mit seinem blöden Umzug?
* Mệnh đề quan hệ
Trong tiếng Đức, ở các mệnh đề quan hệ, động từ sẽ để ở cuối câu.
Kommt auch der Idiot, der mich so nervt, zur Party?
Kommt Magdalena, die letztes Wochenende so witzig war, auch ins Kino?
Nếu có tới 2 động từ trong mệnh đề quan hệ thì động từ thứ nhất sẽ đứng ở cuối câu.
Das Geschenk, das ich meinem Vater gekauft habe, ist nicht mehr in meinem Auto!
Ich möchte nur Mitarbeiter in meinem Café haben, die richtig gut Latte Art machen können.
3. Khi nào thì bạn đảo động từ trong câu?
Trong tiếng Đức sẽ không bao giờ có trường hợp, bạn sẽ không tách (cụm) trạng ngữ riêng ra như một phần riêng biệt, đứng ở đầu câu, thậm chí có thể ngăn cách bằng 1 dấu phẩy như tiếng Việt, tiếng Anh.
Thay vào đó, nếu bạn đảo (cụm) trạng từ lên đầu câu thì ĐỘNG TỪ của bạn sẽ đứng ở VỊ TRÍ SỐ 2, còn CHỦ NGỮ đứng ở VỊ TRÍ số 3
Ví dụ:
Morgen gehen wir feiern.
1914 fing der Erste Weltkrieg an.
Câu vẫn đúng nếu bạn đặt trạng từ ở bên trong câu (vị ngữ): Wir gehen morgen feiern.
Bạn thậm chí có thể để TÂN NGỮ lên đầu câu và VÍ TRÍ của ĐỘNG TỪ vẫn là số 2.
Ví dụ:
Seine Umzüge habe ich niemals gemocht – Er hat einfach zu viele Möbel!
Gestern hat sie mir etwas unglaublicheerzählt.
Gegenüber von mir sitzen zwei andere Deutsche.