Nếu bạn muốn học tiếng đức ở tphcm mà chưa biết học ở đâu tốt. Hãy xem các khóa học chinh phục tiếng Đức của Hallo trung tâm học tiếng Đức uy tín và tốt nhất ở TPHCM
Ở Đức, giáo dục được Chính phủ chú trọng để phát triển. Là một quốc gia có sự phát triển hàng đầu, Đức sở hữu hệ thống giáo dục chất lượng cao và là đất nước đáng sống thứ tư trên thế giới theo khảo sát năm 2019 của US News and World Report.
Hệ thống giáo dục ở Đức cung cấp nhiều lựa chọn khá thuận lợi cho du học sinh lựa chọn các ngành du học nói chung và đặc biệt ngành Luật Sư nói riêng tại những trường đại học, học viện nổi tiếng.
NỘI DUNG CHÍNH:
- Điều kiện du học Đức ngành luật sư ở Đức
- Cơ hội nghề nghiệp
- Lộ trình chuẩn bị cho du học ngành luật sư tại Đức
- Chương trình đào tạo chuyên ngành luật sư tại Đức
- Chi phí du học ngành luật sư ở Đức
- TOP các trường đào tạo ngành luật sư ở Đức
1. ĐIỀU KIỆN DU HỌC ĐỨC NGÀNH LUẬT SƯ
Pháp luật ở Đức là rất cao chịu ảnh hưởng của luật La Mã cũng như pháp luật Napoleon, hoặc Bộ luật Napoleon. Lấy một bằng luật Đức để kiếm được một văn bằng luật ở Đức, học sinh phải thi hai kỳ thi của tiểu bang. Và đi qua một chương trình đào tạo kéo dài 6 năm. Đầu tiên, học sinh phải vượt qua giám định nhà nước đầu tiên vào năm tư đại học. Sau đó, họ phải mất một thực tập hai năm (gọi là Referendarzeit) để có được kinh nghiệm trong tất cả các khía cạnh của hệ thống pháp luật.
Cuối cùng, nhà nước kiểm tra lần thứ hai. Và cho sinh viên hoàn thành hai năm thực tập pháp lý tại tòa án hình sự và dân sự. Trong thời gian thực tập, sinh viên cũng phải tham dự các lớp giảng dạy bởi các luật sư hoặc thẩm phán. Tiền lương trả cho các sinh viên được cung cấp bởi chính phủ Đức. Luật sư tiềm năng ở Đức có hai cơ hội để vượt qua kỳ thi Nhà nước.
Sau khi vượt qua cả hai kỳ thi, Sinh viên được coi là đủ điều kiện để tìm kiếm việc làm là một thẩm phán hoặc luật sư. Tuy học phí cao hơn chi phí học tập nhưng lại được rất nhiều trợ cấp của chính phủ Đức do đó học phí ngành luật ở Đức là tương đối thấp so với học phí của Mỹ, trừ khi một sinh viên muốn học luật tại một trường đại học tư nhân tỷ lệ thất nghiệp cơ hội việc làm Đức.
Điều kiện cần và đủ để bạn có thể có cơ hội du học Đức ngành Luật Sư là:
Cũng giống như các chuyên ngành khác sinh viên quốc tế đến Đức du học, phải:
- Thi đỗ kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia với tổng số điểm là 36. Trong đó, phải có 4 môn trên 6 điểm và không có môn nào dưới 4 điểm.
- Phải đạt tối thiểu trình độ B1 chứng chỉ tiếng Đức, để tham gia chương trình dự bị trước khi vào chuyên ngành.
- Có kiến thức tốt về các môn khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lý, Sinh học, Hoá học.
- Đậu ít nhất một trường công lập ở Việt Nam.
Điều quan trọng là bạn cần có một tinh thần học tập chăm chỉ, kiên trì và có tính kỷ luật cao khi học tập tại Đức. Bởi các bài tập ở đây sẽ khó và bài tập khá nhiều nên nếu không chăm chỉ sẽ không theo kịp tiến độ học tập và có khả năng bạn sẽ bị đuổi và ra trường muộn.
||| Điều kiện du học Đức
2. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH LUẬT SƯ Ở ĐỨC
Tốt nghiệp ngành luật sư ở Đức, sinh viên có thể làm việc :
- Thư ký hoặc trợ lý pháp lý
- Cố vấn trại giam trong quá trình hòa nhập và quản chế
- Chuyên gia thuế, quản lý bất động sản
3.LỘ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO THEO HỌC NGÀNH LUẬT SƯ Ở ĐỨC
Để chuẩn bị cho du học Đức ngành Luật Sư tốt nhất, các bạn và gia đình của mình nên lên kế hoạch từ 2-3 năm trước khi đi để có kết quả tốt nhất.
Lộ trình cụ thể như sau:
3.1. Học Tiếng Anh/Tiếng Đức
Ngôn ngữ khi học tập ở nước ngoài là điều kiện cần cho bản thân, vì vậy nếu bạn đã có ý định đi du học thì các bạn nên tích luỹ khả năng ngôn ngữ cho mình từ trước. Bạn nên học hết B2 với tiếng Đức hoặc IELTS 6.5/7.0 với tiếng Anh.
3.2. Chọn trường và ngành học yêu thích, phù hợp với bản thân:
Xác định được mục tiêu rõ ràng của mình với ngành nghề mình yêu thích, sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian chọn lựa. Việc còn lại chính là lựa chọn một ngôi trường phù hợp với chuyên ngành mình thích và phù hợp với điều kiện của bản thân.
3.3. Thi đỗ trường đại học ở Việt Nam công lập ở Việt Nam:
Việc bạn thi đỗ một trường đại học ở Việt Nam với chuyên ngành xác định sẽ học khi du học ở Đức sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình làm hồ sơ du học.
3.4. Thi lấy chứng chỉ Tiếng Đức và Tiếng Anh có giá trị Quốc tế:
Thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Đức và Tiếng Anh là điều kiện đủ để bạn có thể du học Đức. Đây được xem như chiếc vé thông hành cuối cùng cho hồ sơ du học. Một điểm lưu ý là các chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có giá trị từ 1-2 năm, vì vậy nên sắp xếp thi sau khi bạn đã đỗ Đại học, nếu chứng chỉ ngoại ngữ bị hết hạn sẽ bị từ chối Visa.
3.5. Hoàn thiện thủ tục:
Bạn cần hoàn thành các thủ tục như làm hồ sơ du học Đức, thi testAS, nộp đơn cho các trường đại học ở Đức.
3.6. Giấy nhập học và xin visa du học Đức
Nếu các trường đại học chấp thuận sau khi bạn nộp đơn, bạn sẽ nhận được giấy gọi nhập học. Sau đó, sẽ phải tiến hành quá trình phỏng vấn để xin Visa.
4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH LUẬT SƯ Ở ĐỨC
Ở Đức không tồn tại mô hình đạo tạo riêng cho từng nghề luật như nghề thẩm phán, nghề luật sư… mà chỉ có một quy trình đào tạo chung cho mọi nghề luật.
Hiện nay ở Đức, các sinh viên luật sau khi tốt nghiệp có rất ít cơ hội được tuyển vào làm thẩm phán, do ngành toà án ít có nhu cầu bổ sung. Đồng thời, biên chế trong các cơ quan công tố và cơ quan hành chính nhà nước luôn có giới hạn khiến đa số sinh viên luật ra trường phải chọn nghề luật sư để kiếm sống. Tình trạng này khiến chúng ta có thể có nhận xét rằng đào tạo luật ở Đức thực chất là đào tạo các luật sư.
Đức là nước có truyền thống đào tạo nghề luật nói chung và đào tạo luật sư nói riêng khá lâu đời. Từ thế kỷ XIV, các trường đại học tổng hợp đầu tiên của Đức, trong đó có khoa luật đã được thành lập – đến nay, các khoa luật này vẫn là những cơ sở đào tạo luật chính thức của Đức.
Đức, toàn bộ thời gian đào tạo luật được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất – đào tạo pháp luật ít nhất là ba năm rưỡi tại trường đại học. Giai đoạn thứ hai – đào tạo thực hành nghề luật kéo dài ít nhất là hai năm.
Bất kỳ ai, nếu muốn trở thành luật sư, công chứng viên, thẩm phán, công tố viên… đều phải thi tuyển hoặc được xét tuyển vào học tại các trường Đại học luật hoặc khoa luật tại các trường đại học tổng hợp (hiện nay, trên toàn nước Đức có khoảng 50 khoa luật trực thuộc các trường đại học nằm rải rác ở 16 bang).
Trong giai đoạn thứ nhất, các sinh viên luật sẽ phải học trong một khoảng thời gian ít nhất là ba năm rưỡi với các môn học mang tính cơ sở về khoa học luật như: lịch sử các học thuyết pháp luật, lịch sử pháp luật, triết học, xã hội học pháp luật và các môn luật mang tính chất bắt buộc như: luật hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật tố tụng dân sự…
Bên cạnh các môn học mang tính bắt buộc thì sinh viên luật ở Đức cũng có các môn học tự chọn, đó có thể là môn luật về thuế, luật về cộng đồng châu Âu, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ… Việc thiết kế các môn học bắt buộc và tự chọn tùy thuộc vào chương trình của mỗi trường.
Pháp luật của Đức quy định: Bộ Tư pháp của mỗi bang có trách nhiệm giám sát, quản lý, đánh giá kỳ thi này, thậm chí cả việc ra câu hỏi thi. Các câu hỏi thi thường dài và phức tạp, chẳng hạn như, kỳ thi tốt nghiệp giai đoạn thứ nhất ở bang Bavarian có tới tám câu hỏi, sinh viên phải hoàn thành bài thi trong thời gian năm tiếng. Đây thực sự là một áp lực đối với bất cứ sinh viên luật nào.
Sau khi đã vượt qua kỳ thi của giai đoạn thứ nhất, các sinh viên luật sẽ được tiếp tục theo học giai đoạn thứ hai – giai đoạn đào tạo nghề luật, nghĩa là, đào tạo các kiến thức pháp luật thực hành. Việc đào tạo nghề luật của giai đoạn thứ hai kéo dài hai năm và cũng được kết thúc bằng một kỳ thi. Nếu không vượt qua kỳ thi này thì sinh viên luật sẽ không nhận được học vị cử nhân. Giai đoạn đào tạo kiến thức và kỹ năng của các nghề luật cụ thể là một phần không thể thiếu trong đào tạo luật ở bậc đại học. Pháp luật của Đức quy định một quy trình chung cho đào tạo mọi nghề luật, nghĩa là, các sinh viên luật, sau khi tốt nghiệp đại học có đủ tư cách hoạt động ở mọi nghề luật. Thông thường, thầy giáo giảng trong các giờ học này là những thẩm phán hay các chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm. Những sinh viên luật dù đã định hướng nghề nghiệp như: nghề luật sư, thẩm phán… thì vẫn phải tham gia tập sự ở tòa án cấp quận hoặc tòa án cấp cao trong thời gian sáu tháng; ở cơ quan công tố ba tháng; ở hội đồng địa phương bốn tháng và bốn tháng tập sự cùng với một luật sư thực thụ. Như vậy, trong thời gian thực tập, sinh viên luật sẽ làm quen với các vụ việc thuộc nhiều lĩnh vực, từ dân sự, hình sự đến hành chính… Mức độ tiếp cận với thực tiễn nghề luật sẽ phụ thuộc vào số lượng công việc nơi thực tập và khả năng học tập của sinh viên. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ tập sự ở các cơ quan nói trên, trong thời gian bảy tháng còn lại, họ có thể tùy chọn tập sự lại ở một trong các vị trí nói trên, nhằm tăng thêm khả năng chuyên sâu nghề nghiệp. Trong bảy tháng này, những sinh viên có định hướng làm nghề thẩm phán thường sẽ chọn tòa án là nơi tăng cường thực tiễn. Còn những sinh viên có tham vọng theo nghề luật sư, thì địa chỉ mà họ thực tập là các công ty luật hoặc các đoàn luật sư. Giai đoạn thực hành nghề luật của sinh viên cũng được kết thúc bằng một kỳ thi tốt nghiệp. Kỳ thi này còn được coi là quan trọng và khó hơn kỳ thi tốt nghiệp trong giai đoạn thứ nhất.
Tất cả những thí sinh đã qua kỳ thi thứ hai đều có thể đăng ký làm luật sư ở cơ quan tư pháp địa phương và được cơ quan này cấp Giấy phép hành nghề luật sư một cách đương nhiên (chỉ trừ một số trường hợp do Quy chế luật sư quy định).
5. CHI PHÍ THEO HỌC NGÀNH LUẬT SƯ Ở ĐỨC
Học phí Trường Đại học công lập tại Đức là miễn phí. Tuy nhiên ngoài học phí, bạn cũng như gia đình phải chuẩn bị các chi phí khác như:
•Để đạt được chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Đức B1 hoặc Tiếng Anh IELTS 5.5 trở lên, bạn sẽ phải tốn chi phí khoảng từ 30 – 50 triệu đồng. Chi phí cho mỗi lần thi lấy chứng chỉ sẽ phải chi ra khoảng 3 – 4 triệu đồng. Nếu bạn đã có nền tảng và có tinh thần học tập chăm chỉ thì sẽ khoảng tầm chi phí này, nhưng nếu học lực khá bình thường thì chi phí học và thi sẽ tốn kém hơn.
•Chi phí làm hồ sơ du học Đức, chọn trường theo học đều tốn một khoản phí nhất định rơi vào khoảng 1000 – 2000 Euro, tuỳ thuộc vào các công ty tư vấn du học.
•Điều cần làm tiếp theo là bạn cần phải chứng minh tài chính du học. Bạn cần mở tài khoản phong toả tại một ngân hàng Đức với số tiền là 10,235 Euro. Khoản tiền này sẽ được rút ra chi têu dần ở Đức
•Tiền sinh hoạt chi tiêu hàng tháng, số tiền chi tiêu này khoảng 500 – 700 Euro/ tháng. Bạn có thể đỡ khoản chi trả này bằng cách đi làm thêm tại Đức.
•Các khoản phụ phí khác như vé máy bay, mua bảo hiểm, thi testAS, mua sắm các vật dụng cần thiết ban đầu.
Tổng chi phí du học Đức ngành Luật Sư ban đầu cho đến hết năm dự bị đại học sẽ rơi vào khoảng 400 triệu đồng. Sau đó bạn có thể đi làm thêm để tự trang trải các chi phí cá nhân.
6. TOP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ NGÀNH LUẬT SƯ Ở ĐỨC
Sau đây là TOP các trường đào tạo ngành luật sư ở Đức mà Học Tiếng Đức Hallo muốn giới thiệu đến bạn.
6.1. Đại học Munich (Ludwig-Maximilians-Universität München)
- Được thành lập vào năm 1472 tại trung tâm của Munich ở Bavaria
- Là một trong những cơ sở nghiên cứu và học thuật hàng đầu của Châu Âu.
- Là một trong các trường Đại học hàng đầu đánh giá cao về luật
- Trường cung cấp một loạt các LL.M các khóa học như LL.M về Luật
- Có chương trình tập trung vào luật Kinh tế Châu Âu và Quốc tế.
2. HU Berlin (Humboldt-Universität zu Berlin)
- Là một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Berlin đã khẳng định cho chất lượng giáo dục nên trường mới tồn tại lâu đời đến vậy
- Trường luật có LL.M. trong Quản trị và Hành chính Châu Âu và một số chương trình được đánh giá cao khác như LL.M. trong Quyền tài sản vô hình và Luật Truyền thông, LL.M giải quyết tranh chấp quốc tế và chương trình Luật và Thực hành Pháp lý của Đức và Châu Âu.
- Trường được các trường Đại học hàng đầu xếp hạng trong Top 50 cơ sở đào tạo luật tốt nhất trên toàn cầu.
- HU Berlin có đặc quyền đối với rất nhiều công ty đươc đánh giá cao về sự gần gũi với các thể chế pháp lý quan trọng, cũng như đối với bối cảnh xã hội.
6.3. Trường luật Bucerius
- Trường Luật Bucerius được coi là một trong những tổ chức luật ưu tú thuộc “Liên đoàn Ivy” của Đức. Trường cung cấp bằng LL.M. tập trung vào kinh doanh.
- Chương trình có khả năng tùy cơ ứng biến cao, cho phép sinh viên áp dụng tối đa kiến thức của mình về nhiều khía cạnh khác nhau của luật và kinh doanh,
- Đào tạo tinh thần kinh doanh, công nghệ pháp lý và hoạt động cùng những kỹ năng khiến sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu cao trong số nhiều nhà tuyển dụng, từ ngân hàng đến các tổ chức phi chính phủ.
6.4. Đại học Heidelberg
- Được thành lập vào năm 1386
- Là trường đại học lâu đời nhất của Đức nằm giữa Frankfurt và Stuttgart
- Khoa Luật của trường đã tồn tại lâu dài cùng trường đại học.
- Trường đại học đào tạo LL.M. bằng tiếng Đức.
- Trường cung cấp các chương trình về luật Đức và tái cấu trúc doanh nghiệp, cũng như một LL.M. trong Luật Quốc tế mà các trường học ở Santiago, Chile
6.5. Đại học Bonn
- Được thành lập vào năm 1818
- Đại học Bonn có lịch sử nghiên cứu và giảng dạy lâu đời.
- Trường đào tạo một loạt các nghiên cứu về các chủ đề như giáo luật, luật công, và Luật gia đình của Đức, Châu Âu và Quốc tế, cùng nhiều chủ đề khác.
- Trường cấp bằng LL.M. bằng tiếng Đức. trong Luật của Đức.
- Đại học Bonn nằm trên sông Rhine ở phía tây của đất nước và nổi tiếng là nơi sinh của Ludwig van Beethoven.
6.6. Đại học Freiburg (Albert-Ludwigs-Universität Freiburg )
- Được thành lập vào năm 1457 bởi triều đại Hapsburg
- Đại học Freiburg là một trong những trường đại học lâu đời nhất của Đức.
- Trong những năm gần đây, Khoa Luật của Freiburg đã được xếp hạng tốt bởi nhiều bảng xếp hạng CHE từ ấn phẩm tin tức Die Zeit.
- Trường cung cấp bằng LL.M. bằng tiếng Đức, nhằm vào các luật sư nước ngoài muốn tìm hiểu về luật pháp Đức.
- Đại học Freiburg nằm trong Rừng Đen của Đức, có khu phố cổ thời Trung cổ và nhiều tòa nhà lịch sử.
6.7. Freie Universität (FU) Berlin – Viện Kinh doanh Đức và Châu Âu, Cạnh tranh và Luật pháp quy
- Viện Luật pháp quy định, Cạnh tranh và Kinh doanh Đức và Châu Âu, tại Freie Universität Berlin
- Là một trong những trường đại học xuất sắc của Đức, nhờ vào danh tiếng toàn cầu được đánh giá cao và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội.
- Trường luật cũng được biết đến với học tập đa ngành, với LL.M. chương trình kết hợp các khía cạnh của cạnh tranh, hợp đồng quốc tế, thương mại và luật pháp quy định.
Đó là một nền giáo dục toàn diện có thể giúp bạn có nhiều việc làm hơn.
6.8. Đại học Cologne (Universität zu Köln)
- Đại học Cologne được xếp hạng tốt nhất trong các trường Đại học hàng đầu nước Đức
- Trường có LL.M. đối với luật sư có bằng luật nước ngoài, LL.M. (dạy bằng tiếng Anh và tiếng Đức) và bằng LL.M. cụ thể là đối với Luật thuế doanh nghiệp.
- Cologne là một trong những trung tâm văn hóa của Đức, nơi có kiến trúc thời trung cổ và tầm nhìn ra dòng sông nổi tiếng, cùng với các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng
6.9. Đại học Münster (Westfälische Wilhelms-Universität Münster )
- Đại học Münster là một trong những trường lớn nhất của Đức và trường luật thu hút một lượng lớn nhân tài chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới đến với LL.M.
- Trường có nhiều mối quan hệ đối tác với các trường đại học khác nên có rất nhiều cơ hội trao đổi sinh viên
- Đây cũng là một nơi tuyệt đẹp để học tập, gần trung tâm thành phố thời Trung cổ nổi tiếng với nhiều làn đường dành cho xe đạp.
- Được sinh viên đánh giá là một nơi có một cuộc sống chất lượng cao.
6.10. Goethe Universität Frankfurt:
- Nằm trong một đô thị tài chính quốc tế và một loạt các hoạt động văn hóa.nổi
- Trường Đại học Gottingen là cơ sở giáo dục đặt tại Gotiingen, Đức. Trường cung cấp hơn 50 chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ giảng dạy bằng tiếng Anh. Được thành lập vào năm 1737, khoa luật thuộc một trong bốn khoa sáng lập của trường đại học. Nó cũng phục vụ các học giả và các trung tâm nghiên cứu pháp lý. Hiện nay, trường Gottingen đặt quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo ở trên 90 quốc gia toàn thế giới.
6.11. University of Cologne
- Trường Đại học Cologne (UoC) thành lập năm 1388 là một trong những trường đại học lâu đời và rộng nhất nước Đức. UoC là ngôi nhà chung của hơn 48.000 sinh viên, trong đó có 4.042 sinh viên quốc tế, và nhận giải Gold Adward for International Student Satisfaction in Germany (Giải Vàng cho Sự hài lòng của Sinh viên Quốc tế ở Đức) trong những năm gần đây.
- Trường mang đến rất nhiều lựa chọn học tập ở cả bậc đại học và cao học, với nhiều lĩnh vực bao gồm: Luật, Y Dược, Nhân văn, Quản lý
Đại học Cologne có mạng lưới đối tác mạnh mẽ với hơn 20 trường đại học lớn trên thế giới.
6.12. Đại học Köln
- Đại học Köln làm một trong những trường đại học lớn nhất tại Đức với khoảng 49.000 sinh viên. Trong số này có khoảng 4.200 sinh viên theo học ngành luật.
- Chương trình cử nhân luật tại Köln rất nổi tiếng. Nhiều năm liền trường luôn duy trì được vị trí dẫn đầu top các trường đại học giảng dạy chuyên ngành luật tại Đức.
- Trường cũng rất đầu tư cơ sở vật chất để hỗ trợ sinh viên học tập một cách tốt nhất. Ngoài thư viện truyền thống, trường cũng cung cấp hệ thống tra cứu điện tử bài giảng để sinh viên có thể tải về bất cứ lúc nào.
Ngoài top 12 trường tốt nhất để theo học ngành Luật đã nêu trên, các bạn có thể tham khảo thêm một số trường sau đây. Đây cũng là những trường cũng luôn nằm trong danh sách có khoa luật tốt nhất tại Đức.
- Hamburg (BLS)
- TU Berlin
- Uni Freiburg
- Uni Heidelberg
- Halle – Wittenberg
- Uni Mainz
- Jena
- Uni Kiel,…
Các bạn vừa cùng tổ chức đào tạo tiếng Đức – Học Tiếng Đức Hallo tìm hiểu về du học Đức ngành luật sư. Hallo đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Đức và thực hiện giấc mơ du học Đức. Bạn vẫn còn những thắc mắc chưa có đáp án cho việc chọn trường, chọn ngành theo học tại Đức, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên qua fanpage Học Tiếng Đức – Hallo.edu.vn để được hỗ trợ trực tiếp. Đừng quên truy cập vào website Hallo mỗi ngày: www.hallo.edu.vn để cập nhật các thông tin và bài học tiếng Đức hữu ích.
Tags: du hoc duc nganh luat su, tieng duc cho nguoi moi bat dau, hoc tieng duc, hoc tieng duc giao tiep co ban, hoc tieng duc online cho nguoi moi bat dau , hoc tieng duc o tphcm , hoc tieng duc nang cao